- Cà phê
Bạn đừng bao giờ để cà phê trong tủ lạnh vì nó sẽ lấy đi hương vị của những thực phẩm khác. Đồng thời, cà phê cũng mất đi mùi vị đặc trưng. Nên bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Bí đỏ
Khi được bảo quản trong tủ lạnh, bí đỏ sẽ hấp thụ độ ẩm khiến chúng bị thối nhanh hơn. Chúng ta có thể bảo quản bí ở nơi mát mẻ và khô ráo. Tốt nhất là cho bí vào thùng carton và để ở nhiệt độ phòng.
- Cà chua và khoai tây
Khi chúng ta để cà chua và khoai tây trong tủ lạnh làm chúng bị mất đi hương vị thuần túy vốn có (tinh bột trong khoai tây sẽ bị chuyển hóa thành đường), đồng thời các phân tử sẽ bị phá vỡ và làm chúng trở nên sần sùi.
- Tỏi
Tỏi không chịu được lạnh, hơi lạnh sẽ làm cho tỏi trở nên dai hơn, thậm chí là mốc. Vì vậy, nên để tỏi ở nơi khô ráo và thông gió, để được bảo quản lâu hơn (khoảng 2 tháng).
- Hành tây
Hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc bị mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu. Ngoài ra, hành tây còn có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường khí kín trong tủ lạnh, làm cho các thực phẩm khác bị lẫn mùi.
Cách bảo quản hành tây là cho chúng vào túi lưới để được thông khí, để ở nhiệt độ bình thường.
- Mật ong
Với mật ong, bạn không cần phải bỏ vào tủ lạnh. Vì nếu để vào tủ lạnh sẽ làm tăng độ kết tinh của đường và làm đông đặc khó múc ra khi sử dụng.
Bạn chỉ cần bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh đậy nắp kín, để ở nhiệt độ phòng.
- Chuối
Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Chuối để tủ lạnh sẽ làm vỏ chuối chuyển thành màu nâu hoặc đen.
Tốt nhất, bạn nên để chuối ở nhiệt độ bình thường và ăn ngay khi chín
- Các loại rau thơm
Các loại rau thơm như húng, quế, ngò,... có tính hấp thụ mùi xung quanh, khiến chúng không còn mùi vị như lúc đầu. Bên cạnh đó, nhưng khi để vào tủ lạnh chúng sẽ dễ bị héo, khô.
Nếu nhất thiết phải để những loại rau này trong tủ lạnh thì bạn nên để chúng trong một hộp nhựa hoặc bọc bằng một tờ báo.